Tính dân chủ Bầu_cử_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV

Để cho cuộc bầu cử được dân chủ, ông Nguyễn Quang A cho thí dụ cụ thể [84]:

  • Nên yêu cầu ban tổ chức niêm yết công khai danh sách cử tri hội nghị cử tri, để cho báo chí có quyền đến, có quyền quay phim, chụp ảnh.
  • Người dân nên tham gia vào quá trình kiểm phiếu.

Trên thực tế, tại tất cả các khu dân cư, phiếu sẽ được kiểm bởi Tổ bầu cử. Thành viên của Tổ bầu cử gồm 11 đến 21 thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương[117]. Trong đó, đại diện cử tri tại địa phương là một bộ phận của những đại diện các hộ gia đình trong khu dân cư. Số lượng đại diện hộ gia định do hộ gia đình ấn định[118]

Bên cạnh đó, không có quy định cấm báo chí tác nghiệp khi quá trình bầu cử đang diễn ra. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã yêu cầu các cơ quan báo chí phải bảo đảm bình đẳng khi tuyên truyền về bầu cử[119].

Bà Doãn Thị Thuận, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo TƯ) nhận định:

"Báo chí sẽ là lực lượng chủ lực trong tuyên truyền về bầu cử bên cạnh công tác cổ động, thông tin khác"[120]

Nhận xét về tính dân chủ của cuộc bầu cử, Tạp chí Quốc phòng toàn dân nhận định: "Hệ thống bầu cử của Việt Nam ra đời từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam). Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Phù hợp với nguyên tắc “phổ thông”, số lượng đại biểu của mỗi địa phương tỷ lệ với số cử tri của địa phương đó. Các cử tri được bầu cử trực tiếp các đại diện của mình ở các cơ quan dân cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội...Việt Nam luôn quan tâm tới quyền bầu cử, ứng cử của người dân tộc thiểu số, phụ nữ".

Về vấn đề Đảng cử, dân bầu, báo này nhận định rằng tuyệt đại đa số những người ra tranh cử của tất cả các nước trên thế giới đều được cử bởi một Đảng phái chính trị nào đó (tiêu biểu Tổng thống Hoa Kỳ Obama được Đảng Dân chủ cử, Tổng thống Pháp François Hollande được Đảng Xã hội cử, Thủ tướng Anh David Cameron được Đảng Bảo thủ cử, Thủ tướng Đức Angela Merkel được Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo cử và Thủ tướng Nhật bản Abe do Đảng Dân chủ Tự do cử). Còn về sự quan tâm của cử tri, có thể nói đây là vấn đề chung của mọi quốc gia, kể cả ở Việt Nam. Không phủ nhận rằng, ở Việt Nam trước đây còn có trường hợp một người bỏ phiếu hộ cho người khác trong một gia đình nhưng tình trạng này vẫn tốt hơn việc tỷ lệ đi bầu cử thấp ở nhiều nước trên thế giới[121]. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Ủy ban Bầu cử Quốc gia, đối với vấn đề đi bầu hộ, sẽ được xử lý tùy theo mức độ vi phạm khác nhau. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền rằng đi bầu cử là quyền lợi, trách nhiệm xã hội của mỗi công dân và để mỗi phiếu bầu thể hiện đúng ý chí của mỗi công dân[116]

Bầu của Quốc hội Việt Nam khóa XIV được tiến hành theo phương thức dân chủ trực tiếp nhằm bảo đảm khả năng thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân[122]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu_cử_Quốc_hội_Việt_Nam_khóa_XIV http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160414... http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/02/1... http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/04/1... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603...